Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

các thể lọai nhạc của sáo

rated by 0 users
This post has 5 Replies | 0 Followers

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
dam_me_sao Posted: 11-26-2008 17:44

Em đang học sáo "đại cương" nhưng em đang tính chuyện chuyên tu 1 dòng nhạc của sáo. Mong các anh chỉ giáo.

Theo em được biết thì sáo có khả năng độc tấu, hòa âm được các thể lọai nhạc sau:

- Cải lương

- Vọng cổ

- Chèo

- Quan họ

- Ngâm thơ

- Tiền chiến (cái này không chắc lắm)

- Nhạc trữ tình hiện đại

- Dân ca

- Nhạc trung quốc (cái này cần sáo TQ)

- Nhạc cổ điển phương tây??????

Còn các thể lọai khác theo em là không hợp. Hôm bữa em gặp 1 tiền bối về sáo trong vọng cổ. Ông ấy bảo mày học nhiều thể lọai thì chỉ biết nhìn bản nhạc mà thổi thôi. Còn âm nhạc quan trọng là phải có cái hồn thực sự bên trong. Thằng thổi chèo mà thổi bài cải lương là biết ngay!!!

Em muốn hỏi các anh là ông ấy nói có đúng không? Và sáo có khả năng độc tấu và hòa tấu các thể lọai nhạc khác nữa hay kô? Em đang nói đến sáo Việt chứ kô phải sáo TQ hay flute đâu nhá.

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

bác liệt kê thiếu phần cực quan trọng :Nhạc thính phòng giao hưởng Huế ( Nhã nhạc cung đình )

vị tiền bối đó nói đúng đó bác, những thể loại mói thì ko nói, ai chơi kiểu gì thì chơi ,nhưng 3 loại đây là ko thể đụng nhau
1 Chèo : chất Bắc

2 Nhạc cổ Huế : tạm gọi là chất miền Trung

3 Tài tử cải lương : chất Nam ( cải lương hay vọng cổ cũng là nó )

gần như là ko ai giỏi một lúc 2 thứ chứ đừng nói đến 3, vì mấy loại đó nó cần phải có chất, bác là người miền nào thì nên học loại nhạc của miền ấy thì dễ giỏi hơn ( nhạc cổ phụ thuộc vào hơi , hic đây là phần khó nhất của sáo, ko phait hơi thở đâu nhé, đó là hơi nhạc )

rockfan22003@yahoo.com
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

chơi tiền chiến thì hết chê. hihi còn bác muốn chơi nhạc cổ điển thì chuyển sang chơi sáo 10 lỗ. nhưng coi bộ món này khó nhằn đấy. aha

em có hỏi 1 số người. không thấy ai nói về hơi là gì cả. chỉ bảo nghe nhiều rồi thổi theo.

không hiểu hơi là nói về cái gì nhỉ mấy bác ?

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

bác mới phân loại đại cương.

nếu kĩ ra mỗi loại lại chia làm nhiều nhánh nữa. như

quan họ có : giọng lề lối. giọng vặt. giọng giã bạn...

http://bacninhnet.net/index.php?cat.6

--------------------------

 chèo có :  điệu sắp, hỷ, hề,vịnh, vỉa, ngâm,than vãn,trữ tình...

http://www.sankhauvietnam.com.vn/Story/doisongsankhau/2007/6/1668.html

----------------------

nhã nhạc : tiểu nhạc, đại nhạc,...

http://nhanhac.com.vn/

-----------------

vọng cổ :  20 câu, vọng cổ giọng bến tre, giọng đồng tháp....

http://www.cailuongvietnam.com/

http://www.amnhaccailuong.com/

-----------------

 ngâm thơ : sa mạc, tao đàn...

http://chimvie2.free.fr/amnhac/ngamtho.htm

----------------------

 nhạc tiền chiến : phân loại theo thời điểm lịch sử

http://k6kscc.org/music/nhactienchien.htm

Nhạc tiền chiến là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam mang âm hưởng trữ tình lãng mạn xuất hiện vào cuối thập niên 1930.

Các bài hát tiền chiến thường có giai điệu trữ tình và lời ca giàu chất văn học. Ban đầu khái niệm nhạc tiền chiến dùng để chỉ dòng nhạc mới tiếng Việt theo âm luật Tây phương trước khi nổ ra chiến tranh Việt - Pháp, sau khái niệm này mở rộng, bao gồm một số sáng tác trong chiến tranh (19461954) cùng phong cách trữ tình lãng mạn, như Dư âm của Nguyễn Văn Tý, Sơn nữ ca của Trần Hoàn, và cả sau 1954 đối với một số nhạc sĩ miền Nam như Phạm Đình Chương, Cung Tiến...

Những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến: Đặng Thế Phong, Phạm Duy, Văn Cao, Lê Thương, Đoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước... Các ca khúc như Giọt mưa thu, Con thuyền không bến, Thiên Thai, Về miền Trung, Trương Chi, Hòn vọng phu...

tham khảo thêm tại :

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A1c_ti%E1%BB%81n_chi%E1%BA%BFn

 -----------------------

dancavietnam.net

dân ca lại càng phong phú hơn. hầu như là ở mỗi tỉnh thành đều mang màu sắc riêng , gắn với cách phát âm, văn hóa, lịch sử, đời sống , sinh hoạt từng vùng : dân tộc thiểu số, phú thọ, nam định, hà tây, thanh hóa, nghệ tĩnh, ca huế,....

và 1 lượng khá lớn các bản độc tấu nhạc khí của sáo trúc hoặc chuyển soạn từ ca khúc

------------------------

Nhứt Lý : các điệu Lý
Nhì Ngâm : ngâm Kiều, ngâm thơ, ngâm sa mạc ...
Tam Nam : ba bài Nam lớn
Tứ Oán : các bài Oán
Ngũ Điểm : sáu bài Bắc lớn
Lục Xuất : sáu bài ngắn
Thất Chinh : bảy bài nhạc lớn lễ, cung đình
Bát Ngự : tám bài Ngự
Cửu Nhĩ : 2 bài do nhóm tài tử miền Đông biên soạn
Thập Thủ : thập thủ liên hoàn, 10 bài ngắn

-----------------------------

 

1. Nhứt Lý
Các điệu Lý, xuất xứ từ dân ca, được cải lương
hóa, thường dùng để hát đệm trong bài Vọng Cổ hoặc
trong các tuồng cải lương. Những bài hay được dùng
nhiều nhất là :
Lý Con Sáo
Lý Ngựa Ô (Nam và Bắc)
Lý Thập Tình
Lý Giao Duyên
Lý Vọng Phu
Lý Chiều Chiều
Lý Cái Mơn
Lý Huế
Trong các điệu Lý, như Lý Ngựa Ô, có ngựa ô Nam và
ngựa ô Bắc. Lý Con Sáo và Lý Thập Tình có hơi Xuân và
hơi Ai. Đờn hơi Bắc và hơi Xuân thì vui, đờn hơi Nam
và hơi Ai thì buồn. Các điệu Lý khác phần nhiều đờn
hơi Nam.

2. Nhì Ngâm
Gồm có ngâm thơ, ngâm sa mạc, ngâm Kiều , và nhiều điệu
ngâm khác. Có người ngâm theo điệu Bắc, có người ngâm
theo điệu Huế nhưng đa số ngâm theo điệu Sài Gòn (tùy
theo sở trường và khả năng của mỗi người).

3. Tam Nam
Gồm ba bài Nam:
Nam Xuân : điệu nhạc thanh thản lâng lâng, sảng khoái,
nghiêm trang, nhẹ nhàng, có người cho là "tiên phong đạo
cốt". Bài này được dùng để mở đầu các chương trình
ca nhạc cải lương ở Sài Gòn.
Nam Ai : buồn ảo não, não nùng, bi thảm. Bài này có 8
lớp, cấu trúc cũng như Nam Xuân (cũng nhắc đi nhắc lại
nhiều lớp). Lớp 7 và 8 (hai lớp Mái) thường hay dùng
nhất.
Nam Đảo (hay Đảo Ngũ Cung) : tôn nghiêm, hùng tráng, gay
gắt. Hai câu cuối được chuyển sang hơi Hò Ba âm điệu
buồn, để chấm dứt, gọi là "song cước".

Trong "Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam" của ông Trần Văn
Khải, nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn, có
nhắc tới Nam Bình và Nam Chạy.
Nam Bình: còn gọi là Trường Tương Tư (trong Bát Ngự).
Nam Chạy: vừa ca vừa chạy, là hai lớp trống của Nam Ai,
nhưng ca nhịp thúc để diễn tả lúc chạy giặc.

4. Tứ Oán
Gồm các bài:
Tứ Đại Oán : điệu nhạc thất vọng, bi thiết, oán hờn
giống bài Văn Thiên Tường, nhưng hơi hướng có phần cổ
và chơn chất hơn. Hai lớp Xang vắn thường hay được
dùng.
Văn Thiên Tường : trần thuật, thổ lộ tâm tình, buồn
ảo não. Có nhiều mức độ, khi buồn vừa vừa thì dùng
lớp 1, khi buồn nhiều thì dùng lớp 2 (lớp Oán). Lớp Xế
Xảng thật ngắn thường dùng để gối đầu vào Vọng Cổ.
Bình Sa Lạc Nhạn : hơi ngang và dựng.
Thanh Dạ Đề Quyên : cao hơn Bình Sa Lạc Nhạn.
Phụng Hoàng : như Tứ Đại Oán, nhưng hơi dựng hơn.
Giang Nam : trầm hơn Tứ Đại Oán, chậm rãi.
Phụng Cầu : như Phụng Hoàng.
Xuân Nữ: ngắn, có tính bi thiết, thường dùng trong
cảnh bi ai, đau thưong đột xuất.
Mỗi bài Oán có sắc thái riêng biệt, nhưng khác biệt rõ
nhứt là giữa hai bài Tứ Đại Oán và Văn Thiên Tường.
Các bài Oán khác đều có những nét giống với bài Tứ
Đại Oán hoặc Văn Thiên Tường. Hai bài này là tiêu biểu
cho loại Oán và được dùng nhiều trong cải lương.

5. Ngũ Điểm
Gồm sáu bài Bắc lớn, các bài này có điệu vui, ngắn,
gọn.
Lưu Thủy Trường : điệu nhạc nhàn hạ, khoan thai, phù
hợp với cảnh trí thanh nhàn, non xanh nước biếc, cỏ hoa
chim chóc. Lưu Thủy Trường là do Lưu Thủy Đoản phát
triển, kéo dài ra. Một câu của "đoản" bằng hai câu của
"trường". Bài này có 4 lớp, 32 câu (8, 6, 12, 6).
Phú Lục : sôi nổi, rộn rả, khẩn trương, khác với
bài Lưu Thủy Trường có tính thiên nhiên. Bài này có
xuất xứ từ bài Phú Lục ở Huế. Khi mới vào Nam Bộ
được cải lương hóa thành bài Phú Lục Vắn (17 câu, nhịp
1), sau phát triển thành bài Phúc Lục của nhạc tài tử (34
câu nhịp 4). Bài này rất nghiêm chỉnh cân đối, câu đối
câu, nhịp đối nhịp, có 4 lớp (8, 8, 8, 10).
Xuân Tình : vui tươi, lúc bình thường khi rộn rã, âm
điệu vang, trong sáng, nồng nhiệt.
Bình Bán Chấn: phát triển từ bài Bình Bán, đến Bình
Bán Vắn, rồi đến bài Bình Bán Chấn (dài). Gốc là bài
Bình Bán vui vẻ sảng khoái, nhưng khi phát triển thành Bình
Bán Chấn thì trở thành đĩnh đạc, nghiêm trang. Bài này
phức tạp, khúc mắc, ít được dùng trên sân khấu.
Tây Thi : êm dịu, trong sáng, vui tươi, có tính tự sự,
không gay gắt như Phú Lục. Bản này là bản dễ nhớ nhứt
trong sáu bài Bắc. Bài này có 26 câu, 3 lớp (9, 13, 4).
Cổ Bản : câu ngắn gọn, dồn dập, nhưng không nhấn
mạnh như bài Phú Lục.

6. Lục Xuất
Điệu nhạc các bài này vui, ngắn, gọn. Gồm sáu bài:
Bình Bán Vắn
Tây Thi Vắn
Cổ Bản Vắn
Xuân Phong
Kim Tiền: được dùng như bài Mẫu Tầm Tử trong
trường hợp đối đáp, cãi nhau.
Long Hổ: thường đi cặp với bài Long Hổ Hội, có
tiết tấu đối chọi.

7. Thất Chinh
Gồm bảy bài:
Xàng Xê : hùng tráng uy nghi nhưng dịu dàng, êm ái.
Ngũ Đối Hạ: còn gọi tắt là bài Hạ, có tính uy nghi,
nghiêm trang, man mác, thanh thản.
Long Đăng: giống bài Hạ, nhưng tiết tấu khỏe, ít
nghiêm trang.
Long Ngâm: giống bài Hạ, ít thấy dùng trên sân khấu
cải lương.
Ngũ Đối Thượng: ba bài Ngũ Đối Thượng, Vạn Giá,
Tiểu Khúc có nhiều âm hưởng nhạc lễ.
Vạn Giá
Tiểu Khúc
Các bài này là bảy bài lớn dùng trong nhạc lễ, mỗi khi
cúng lễ, cúng tế, tính chất nghiêm trang. Riêng bài Ngũ
Đối Hạ sân khấu hát bội thường dùng, trên sân khấu
cải lương thì bài Xàng Xê được dùng nhiều hơn.

8. Bát Ngự
Gồm tám bài:
Đường Thái Tôn: êm, vui, phấn khởi, đắc chí.
Bát Man Tấn Cống: vui khỏe, để múa hát, chúc tụng.
Duyên Kỳ Ngộ: dùng trong cảnh tái ngộ, thăm hỏi, vui
tươi nhộn nhịp. Tiết tấu nhanh, rộn rã vui tươi.
Kim Tiền Bản: tâm trạng giận dữ, mắng mỏ, hỏi tội,
bày binh bố trận, điều binh khiển tướng.
Ngự Giá Đăng Lâu: khệ nệ, rườm rà, đắc chí vui
tươi, kể lể dài dòng.
Ái Tử Kê: ngắn, giai điệu chững chạc, cân đối,
trìu mến thương tiếc. Lời gốc của điệu này tả một
bầy gà con bị chồn bắt.
Chiêu Quân: quạnh quẽ cô đơn, trầm lặng nhưng rất ảo
não. Bài này thường đi cặp với bài Ái Tử Kê.
Trường Tương Tư: bài này nhẹ nhàng thư thái, thất
vọng, nhớ nhung, ít thê lương hơn Nam Ai. Giới đờn hát
tài tử thường đờn liên hoàn các bài Ái Tử Kê, qua
Chiêu Quân, rồi đến Trường Tương Tư.

9. Cửu Nhĩ
Gồm hai bài:
Hội Nguyên Tiêu
Bát Bản Chấn
Hai bài này do nhóm tài tử miền Đông sáng tác, ít thấy
dùng trên sân khấu cải lương.

10. Thập Thủ
Thập Thủ Liên Hườn còn gọi là Liên Bộ Thập Chương
từ Huế đưa vào Nam, được cải lương hóa. Các bài này
có điệu nhạc vui, ngắn gọn. Gồm mười bản Tàu, đã
được Việt Nam hóa từ lâu, thường được đờn liên
hoàn với nhau.
Phẩm Tuyết
Nguyên Tiêu
Hồ Quảng
Liên Hoàn
Bình Bản (Bình Nguyên)
Tây Mai
Kim Tiền Huế
Xuân Phong
Long Hổ
Tẩu Mã

Một điều nên nhắc qua là sự phân loại như trên (khoảng
60 bài được nhắc đến) là ở những năm 1950. Cho đến
nay đã có hơn 100 bài được biết / thu thập (và còn
nhiều bài sẽ được sáng chế thêm trong tương lai). Cách
phân loại như vậy có phần hơi gò bó, còn bỏ sót nhiều
bài bản.

Có nhiều tài liệu sau này phân loại theo hơi Bắc / Nam /
Oán hay cở nhỏ / trung bình / lớn.
Ngoại trừ một số bản đặc trưng của mỗi loại, dễ dàng
nhận ra, có không ít bài bản khó mà xác định được
thuộc loại nào (chẳng hạn ranh giới giữa nhỏ - trung bình,
trung bình - lớn đôi khi không rõ ràng, có nhiều bản pha
lẫn các hơi ...)

--------- đọc thêm tại : http://www.dalanquan.com/index.php?showtopic=344

và đây là nơi có rất nhiều file âm thanh cổ nhạc : http://quanconhac.googlepages.com/cailuong

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

hình như :

thể loại chèo và quan họ có đôi chút gần nhau

vọng cổ & cải lương

tiền chiến & ngâm thơ

cổ điển & độc tấu

dân ca & ca khúc âm hưởng dân ca

em nghĩ từng đôi đó có lẽ không đá đấm nhau. hehe

Page 1 of 1 (6 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems