Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Sách Đàn Bầu nâng cao - nhạc sỹ Bùi Lẫm

rated by 0 users
This post has 56 Replies | 3 Followers

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Eo ơi, chụp cả cuốn sách à .

Cuốn này theo chổ em được biết thì các nhà sách lớn đều có (Phương Nam, Fahasa). Cần Thơ còn có không thể nào Sài Gòn, Hà Nội không có được. Vậy bác Giang chụp mẫu trước mươi trang thôi, bạn nào xem thấy thích thì ra nhà sách mua về cầm dể học hơn :D

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Mình thấy như vậy cũng hay. Nhưng có nhiều bạn không ở  những thành phố lơn, thì chuyện mua sách rất khó khăn. Với lại sách dạy về Đàn Bầu hơi ít, nên tìm kiếm khó lắm.
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Òai, sách hay nhỉ, có các kích thước chi tiết của đàn bầu, hay các bác như Thoòng, chú Tân thử chế tạo và cái đàn bầu xem, làm bằng tre cũng được, như vậy sẽ làm phong phú diễn đàn hơn!

Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Em ko hiểu tại sao đàn bầu lại hẻo như vậy nhỉ?

Theo 1 số bài trong box này em đã được đọc thì kiếm 1 cái đàn bầu về là khá khó, lại đắt nữa, lượm về rồi làm cho nó kêu còn khó hơn. Mới làm cho kêu thôi mà đã khó như vậy!!!

Vấn đề chính là chả có lớp liếc thầy bà gì cả, sách cũng hạn chế (học đàn bầu qua sách thì .....!!!), có youtube nhưng chưa rõ thế lào???

Thật là buồn...

Đàn bầu, ôi tiếng đàn ma lực [:'(]

PS: Spam cho vui cửa vui nhà này

Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

quyền này em mua lâu rùi :) xem cũng tạm :) post típ cũng đc :D ko dầy lém :) ai mà chụp ảnh sách đàn bầu bên nhạc viện hay thì hay nhưng dầy chết ng lun :P

Ti S2 Tam Thập Lục
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Xin lỗi các bạn, vì dạo này mình có chút việc riêng, nên mình chưa post đầy đủ cuốn sách. Dưới đây là 2 trang 16 và 17, mình đánh máy cho rõ, vì 2 trang này không có khung nhạc. Còn phần sau thì mình sẽ post bằng ảnh.

B. NUYÊN LÝ CỦA TAY GẨY

Nếu đem so sánh điểm gẩy của ĐÀN BẦU với điểm gẩy của các nhạc khí khác ta sẽ thấy:

ĐÀN BẦU có nhiều điểm gẩy hơn, mỗi điểm gẩy là một cao đọ BỒI ÂM vang lên chuẩn xác. Còn các nhạc khí khác chỉ có một điểm gẩy ở phần gần cầu dây mà thôi, và âm thanh phát ra không phải là ÂM BỒI.

Khi gẩy ĐÀN BẦU ta cần phải kết hợp đồng thời hai nguyên lý là "CHẠM TRƯỚC GẨY SAU".

GẨY QUE VÀO DÂY ĐÀN

· GẨY LÀ GÌ?

GẨY LÀ GÌ?

Gẩy là que gẩy tác động vào dây đàn để tạo ra tiếng kêu của dây. Có nhiều điểm gẩy đồng thời kèm theo sau mỗi điểm gẩy là một điểm CHẠM tay (hay điểm ĐIỂM NÚT trên dây).

Mỗi điểm chạm gẩy được ghi ký hiệu bằng chữ số LA MÃ theo số thứ tự từ I đến VII.

CÁC ĐIỂM CHẠM GẨY TRÊN DÂY ĐÀN

Điểm chạm gẩy 1 ghi số: I

Điểm chạm gẩy 2 ghi số: II

Điểm chạm gẩy 3 ghi số: II

Điểm chạm gẩy 4 ghi số: IV

Điểm chạm gẩy 5 ghi số: V

Điểm chạm gẩy 6 ghi số: VI

Điểm chạm gẩy 7 ghi số: VII

Nếu ta lấy điểm chạm gẩy thứ nhất (I) là điểm gẩy phát ra ÂM BỒI thấp nhất của dây đàn là nốt DO1 ta sẽ có những quãng cách nhau của mỗi đểm gẩycó cao độ như sau

C. CÁCH GẨY ĐÀN BẦU

Trong phần nầy chúng tôi quy định lại cách đánh dấu điểm gẩy trên mặt đàn mà xưa nay theo lối gẩy dân gian thuờng là đánh dấu điểm của đầu que gẩy trên dây vào mặt đàn.

Qua nghiên cứu nhận thấy lối đánh dấu điểm gẩy của que vào dây trên mặt đàn chưa được thuận tiện và hợp lý cho lắm, vì rằng chúng ta rất nhiều kiểu cầm que dài, ngắn khác nhau cà cỡ tay lớn, nhỏ khác nhau, nên mỗi người đàn có một điểm đánh dấu để gẩy riêng khác nhau. Vì vậy sẽ có rất nhiều vạch đánh dấu điểm gẩy khác nhau trên dây vào mặt đàn.

Trong cuốn sách này ta nên thống nhất lối đánh dầu ĐIỂM CHẠM (ĐIỂM NÚT) của tay trên dây vào mặt đàn. Đánh dấu ĐIỂM CHẠM bất kể kiểu cầm que nào (dài hay ngắn), cỡ tay nào (lớn hay nhỏ), nếu ta chạm không đúng ĐIỂM CHẠM (NÚT) quy định trên dây, gẩy không bao giờ kêu, vì điểm chạm là điểm tuyệt đối. ĐIỂM NÚT của sóng đứng tạo ra âm bồi vang lên trên dây cũng là ĐẶC TÍNH CỦA ĐÀN BẦU (đàn một dây) Việt Nam.

Cách gẩy ĐÀN BẦU với các kiểu cầm que dài hay ngắn, đều thống nhất một quy tắc cơ bản của hai nguyên lý mà chúng tôi đã nói trên: "CHẠM TRƯỚC GẨY SAU".

CHẠM TRƯỚC: phần cạnh dưới của bên tay cầm que phía ngón út chạm nhẹ vào dây đúng điểm chạm (điểm nút) quy định trên dây đàn rồi que gẩy đặt vào dây.

GẨY SAU: Tay cầm que sao cho que gẩy phải là một đường thẳng xuống dây để tạo nên một góc vuông trên dây với que.

Một đầu nhọn của que được chạm vào dây nhưng không quá sâu.

Bắt đầu que gẩy được bật hất lên theo hướng vào lòng người ngồi đàn và phần tay chạm nhẹ vào dây đàn đồng thời nâng lên sau khi gẩy hất ra khỏi dây.

Như vậy, ta sẽ có một âm thanh phát ra tuyệt vời. nếu không làm đúng quy cách trên, ta gẩy dây đàn vang lên sẽ làm một âm của dây buông (âm thực) như những âm thanh phát ra ở cây đàn khác mà thôi. Gẩy sao cho âm phát ra phải là ÂM BỒI (son harmonic) như vậy mới gọi là tiếng ĐÀN BẦU.

TÓM LẠI: Điểm đánh dấu trên mặt đàn là điểm CHẠM (điểm nút). Ta gọi điểm đánh dấu ấy là điểm: “CHẠM GẨY”.

LƯU Ý: Khi ta có dụng ý, muốn tạo nên những âm sắc huyền ảo, đặc biệt thì sẽ sử dụng như:

-Lấy ngón tay bật vào dây đàn.

-Lấy que gẩy gõ lên dây.

-Vừa gẩy vừa bịt ngón tay vào dây.

-Gẩy những điểm ngoài quy định tạo ra những âm nghe kỳ lạ.

-Muốn có những âm thanh mạnh, ta kẹp chặt tqay que và gẩy mạnh.

-Khi gẩy đầu que ra khỏi dây không tay chạm lên gọi là pichigato.

Người xưa đã khuyên"

Cây đàn bầu phải gẩy ít tiếng để nắn ra nhiều chữ nhạc (nhiều tiếng), cac nhạc cụ gọi là "tiếng gió" nhất là sử dụng tiếng gảy vào trong những bài bản nhạc truyền thống ta nên nghiên cứu và thận trọng không nên tham, lạm dụng nhiều tiếng gẩy sẽ làm mất tính chất và bản sắc của cây ĐÀN BẦU

 

Page 2 of 4 (57 items) < Previous 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems