Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Thiền trong âm nhạc

rated by 0 users
This post has 1 Reply | 0 Followers

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
onggiamesao Posted: 05-18-2009 23:40

Thiền trong âm nhạc
Chuyển soạn từ - Thiền trong nghệ thuật bắn cung ^_^ - ogms\

Nguồn :
http://www.chuadieuphap.us/Thienbancung-LMD.asp

Chương 0 :Mở đầu

Khi luyện tập âm nhạc, chúng ta không nên nhắm vào những mục tiêu thực dụng,
cũng không thuần túy nhằm hưởng thụ mỹ học, mà nên đặt mục tiêu ở sự rèn luyện bản thân

Nếu bạn thực tâm muốn trở thành bậc thầy của 1 nghệ thuật nào đó
Nếu chỉ dựa vào kiến thức và kỹ thuật thì chưa đủ
cần phải vượt lên trên kỹ thuật để biến nghệ thuật thành 1
“nghệ thuật vô nghệ thuật”
người chơi và âm thanh không còn là 2 đối tượng riêng biệt.
không còn là người thực hiện và đối tượng thực hiện nữa
Mà hòa làm 1
Người chơi không còn mục tiêu để thực hiện
khi còn mục tiêu là còn sự vận động của suy nghĩ

Người chơi không còn cảm giác cần phải thực hiện 1 cái gì đó,
Bản nhạc vang lên 1 cách tự động,
Loại trạng thái này xuất hiện khi có sự vắng bóng của suy nghĩ,

Nó xuất hiện trong mọi loại hình công việc trong đời sống của chúng ta
Uống trà, đi bộ, thể thao, ăn cơm, rửa bát,

Trạng thái hành động không tư tưởng
tư tưởng, suy tư là 1 trong những trở ngại chúng ta cần buông bỏ trên con đường rèn luyện âm nhạc

Mọi sự tính toán đều dựa trên suy nghĩ nên nó sẽ thành lầm lạc
Phải trải qua nhiều năm rèn luyện , chúng ta mới trở về cái tâm hồn đơn sơ và mộc mạc như con trẻ

Chương 1 : Âm nhạc và thiền

Âm nhạc không phải là 1 mục tiêu cần đạt tới.
Bạn hãy thử cảm nhận nó như 1 động từ. 1 sự đang xảy ra.
cảm nhận quá trình bạn rèn luyện. sống với nó
điều đó quan trọng hơn là cái mục tiêu cần đạt được
âm nhạc cũng là 1 trong nhiều môn nghệ thuật để rèn luyện bản thân
rèn luyện tính cách, cơ thể và về tâm linh ( những sự thực hiện của không suy nghĩ )

khi tâm trí trở nên thanh khiết, ít nghĩ ngợi,
những âm thanh vang lên trong không trung nhẹ nhàng, đầy cảm xúc

Chương 2 : Thư giãn cơ thể và tâm hồn 

chúng ta cần làm quen với sự thư giãn khi chơi nhạc
Sự thư giãn ở các ngón tay, ở vai, cổ họng, lưỡi, môi, và toàn thân
Các ngón tay chuyển động rất nhẹ nhõm và nhịp nhàng
Khi ép buộc cơ thể hoạt động theo 1 loạt thao tác nào đó 
sự căng thẳng bắt đầu xuất hiện .
 sự căng thẳng làm cản trở hành động

Chương 3 : Hơi thở


Và sự luyện tập hơi thở luôn là cần thiết
Hít vào
Nén hơi ở bụng,
Và giải nén, để hơi thở đi ra theo 1 cách thức nào đó
Cái cách thức hơi thở đi ra đó đóng góp phần lớn trong việc tạo ra cảm xúc của bản nhạc

Chương 4 : Chơi nhạc = sự quan sát 

Bản nhạc được thực hiện 1 cách nhẹ nhõm
Như trò chơi của trẻ con
Chờ đợi nốt nhạc kế tiếp vang lên
cảm nhận cảm xúc bên trong những âm thanh đang vang lên

Những cử động được thực hiện 1 cách hoàn toàn tự giác
Không suy nghĩ, không tính toán nhịp thế nào , hơi , ngón… ra sao nữa
Ngón tay mở ra tự nhiên như 1 trái cây chín tự rời khỏi cành

Chính cái “ Ý muốn cần thực hiện cái gì đó. Cần là 1 cái gì đó “ là trở ngại

Bạn thử học cách chờ đợi những âm thanh sắp vang lên 1 cách vô tâm, không nghĩ ngợi

buông lỏng cơ thể, buông lỏng suy nghĩ, buông lỏng cái tâm trí luôn hoạt động, luôn muốn là cái gì đó, muốn thực hiện cái gì đó
Chỉ đơn giản lắng nghe, không suy nghĩ
Nhờ sự lắng nghe đó, Rất ít khi chúng ta chơi nhạc với 1 tâm hồn nhiên, không lo nghĩ, không áp đặt

Chính trong sự quan sát, không suy nghĩ
Tâm trí của ta sẽ hiện diện ở khắp nơi
tâm trí trở nên nhạy cảm và thuần khiết

Vì vậy mà đó chính là cách thức học tập tốt nhất
Nó sẽ nhận biết được những lỗi khi tập
Phát triển không nhờ con đường tìm kiếm
Chỉ đơn giản là thực hành và lắng nghe, cảm nhận, quan sát ………..

Chương 5,6,7,8,9 :….
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
từ kĩ thuật đến nghệ thuật quả là xa xôi.
Làm thân bò để người bắt giết Có bao giờ biết lí do tại sao Những ai yêu quãng trời không độc lập Phải như én tập bay cao xa mãi .***^@!.^.!@^***.
Page 1 of 1 (2 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems