Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

CÓ BẠN NÀO BIẾT THỔI NGÂM THƠ TRONG DIỄN DÀN MÌNH KHÔNG?

rated by 0 users
This post has 13 Replies | 1 Follower

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
auduong.taydoc Posted: 07-14-2008 3:26

.

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Để thổi được phụ hoạ cho thơ bạn xem thêm các cuốn của Sơn Hồng Vỹ, Nguỵễn Đình Nghĩa. Ngoài ra trong trang web của Nguyễn đình Nghĩa có 7 bài thổi hơi oán. Trong đó có nêu một số nguyên tắc cơ bản, còn lại là người thổi, ít ra cũng phải bíết ngâm vài bài, thì khi thổi tuỳ theo cảm hứng mà thổi, chỉ có quy tắc, không cần nhạc phổ. Dễ mà khó.

Muốn nghe kỹ hơn bạn nên mua vài dỉa cd về thơ. Nghe rồi tập theo, khi bạn cảm rồi bạn thổi rất dễ. Coi  chừng xem bạn gái của bạn có khóc không? nếu có là bạn thành công rồi đó.

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Em có nghe nói là nghệ sỹ Thanh Bình ở TPHCM thổi đệm thơ rất hay. Mà thực sự là thổi ngâm  thơ theo em rất khó cảm, nhất là với các bạn trẻ vì từ nhỏ cho đến lớn chúng ta đều bị nhồi vào đầu các âm giai tây phương rất nhiều ( từ trong bụng mẹ thì có CD MoZart giúp bé thông minh, lớn chút nghe nhạc hiệu quảng cáo.chương trình cũng toàn nhạc tây). Trong khi đó thổi sáo ngâm thơ thì phải dùng sáo 6 lỗ cổ truyền, khi thổi sẽ cảm thấy nghe rất là rồi rắm, lạ lẫm với chuẩn mực "phương tây" đã được cài sẵn trong đầu. Ôi.....đó là sự thật
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3

hihi, ngâm thơ khó chơi thật,

cái này đòi hỏi phải có sáng tạo 1 chút.

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
vinh_le12:

cái này đòi hỏi phải có sáng tạo 1 chút.

1 chút là sao? Phải nói là rất nhiều chứ bác !

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Sáng tạo 1 chút là sẽ có cơ may sáng tạo được nhiều . Hôm nay 1 chút , ngày mai 1 chút , ngày mốt 1 chút …..mai mốt cộng mấy cái 1 chút đó sẽ thấy cả đống chút .

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
trời ạh, sáo thổi ngâm thơ sáo lại khoét theo âm giai tây phương nhỉ, thường thì nó khoét theo âm giai dân tộc và hệ thống là 6 lỗ đều nhau.
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
auduong.taydoc:

cảm ơn bạn . vậy chắc là mình phải ngưng chơi thổi thơ thôi chứ biết làm sao được. gọi là lực bất tòng tâm hay không có duyên với thơ! nghĩ cũng uổng thật, một bộ môn của dân tộc mà là người việt lại không biết ngâm và thổi làm sao cho được.

 

BIỂU DIỄN THƠ
Ngâm thơ mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc Việt
08:43' 17/02/2004 (GMT+7)

Thời gian qua Người Viễn Xứ nhận được khá nhiều câu hỏi của bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc người Việt ở hải ngoại, về những vấn đề liên quan đến biểu diễn thơ ca (ngâm thơ). Ngâm thơ là một thể loại biểu diễn chỉ có ở Việt Nam, mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc Việt. Người Viễn Xứ xin trả lời một số câu hỏi tập trung nhất.

Nghệ sĩ Hoàng Oanh, một trong những giọng ngâm ngọt ngào ở Sài Gòn trước đây.

- Học đệm thơ, ngâm thơ ở đâu?

- Đó là câu hỏi chẳng có vẻ gì bí hiểm nhưng đến nay không ai có thể trả lời dứt khoát cho câu hỏi này!

Những  năm 1980, lúc danh cầm đàn  tranh Bửu Lộc sinh thời, cả TP Sài Gòn hầu như chỉ có mình ông là nghệ sĩ đệm thơ. Bây giờ, những năm gần đây, nghệ sĩ Thạch Cầm - một người học trò của "mệ" Bửu Lộc - kế tục cái ngôi vị "độc nhứt " đàn tranh cho bộ môn ngâm thơ Sài Gòn! Sáo trúc đệm thơ thì có  vẻ "phong phú" hơn chút ít với các nghệ sĩ Tô Kiều Ngân, Trần Thanh Trung, Bảo Cường… Theo chúng tôi biết, trong số các nghệ sĩ đàn, sáo này chỉ có Trần Thanh  Trung là thuộc Nhạc Viện TP với vị trí lãnh đạo Khoa Nhạc cụ dân tộc. Vậy mà Trung cũng cười trừ: "Chúng tôi chưa từng dạy cho sinh viên Nhạc viện đệm thơ và ngâm thơ !". Ngâm thơ xuất hiện ở nước ta sớm hơn hát bộ, cải lương, tân nhạc. Vậy thì... học đệm thơ, ngâm thơ ở đâu bây giờ? Trong các cuộc Hội thi ngâm thơ, không ít lần khán giả tiếc rẻ cho nhiều thí sinh có chất giọng rất tốt nhưng lại "lọt chọt" khi xử lý kỹ thuật các làn điệu. Nếu có những trường lớp nghiêm chỉnh, chắc chắn bộ môn truyền thống ngâm thơ sẽ có thêm nhiều viên ngọc sáng.

- Có một nhu cầu thực sự về chương trình audio thơ hay không?

- Xin khẳng định ngay là có! Không ít người Việt định cư ở nước ngoài hoài nhớ giai điệu quê hương, khi về nước tự  bỏ tiền ra tổ chức thu băng – dĩa CD ngâm thơ, phần lớn là thơ "tiền chiến". Cũng có một số nhà thơ tự tổ chức thu âm tác phẩm của mình (để kỷ niệm và tặng bạn bè là chính). Nhiều chùa, nhà thờ thu băng kinh kệ, thơ tôn giáo... Người trong nước thèm khát nghe thơ chẳng khác gì người Việt hải ngoại, bởi lẽ đã 20 năm qua, hầu như chưa có một chương trình audio thơ nào được phát hành chính quy, biên tập nghiêm chỉnh, thu thanh công phu... Gần đây có xuất hiện trên thị trường một vài chương trình audio (băng cassette và CD) nhưng các chương trình đọc truyện và ngâm thơ này có vẻ được biên tập, thực hiện hơi vội vàng, âu cũng là điều chưa hay.

Tác phẩm - tác giả không thiếu, diễn viên - nhạc công sẵn có, người yêu thơ trong nước và hải ngoại đang chờ đợi, vậy thì... công việc cuối cùng là của các nhà sản xuất chương trình vậy!

- Tổ chức đội ngũ cho các nghệ sĩ biểu diễn thơ thì sao?

- Họ là nghệ sĩ biểu diễn, giọng đọc giọng ngâm của họ gắn liền với đàn, sáo nhưng họ không phải là ca sĩ nên Hội Âm nhạc từ chối họ. Họ là người đứng trên sân khấu nhưng càng không phải là diễn viên kịch, tuồng, cải lương nên Hội Sân khấu không thể dung nạp. Họ là nghệ sĩ chỉ tồn tại bằng thơ ca nhưng lại không phải là nhà thơ để mong được Hội Nhà văn kết nạp... Chẳng lẽ trong nền VHNT của chúng ta chẳng nơi nào có một chỗ "chiếu trống" để mời họ ngồi cùng bàn cùng mâm cho vui? Nếu như Hội Âm nhạc có thể quy tụ cả nhạc sĩ lẫn ca sĩ, Hội Sân khấu quy tụ cả tác giả lẫn diễn viên thì tại sao các nghệ sĩ biểu diễn thơ lại không được xem như một thành viên trong Hội Nhà văn nhỉ? Nên chăng Hội Nhà văn tổ chức một Câu lạc bộ Thơ (hình như nhiều năm về trước Hội Nhà văn TPHCM đã từng làm, nhưng CLB ấy không tồn tại nổi), quy tụ về các giọng ngâm, đọc thơ chuyên nghiệp hoặc đã được quần chúng công nhận, xây dựng CLB thành nơi giới thiệu tác phẩm của các hội viên sáng tác, tổ chức những chương trình kỷ niệm các nhà thơ quá cố... trên tư cách một "sân khấu thơ" chuyên nghiệp. Có lẽ kinh phí không tốn kém nhiều mà hiệu quả văn học không thể không nhìn thấy!

Một bìa CD thơ tình do hai nghệ sĩ Hồng Vân - Bảo Cường thực hiện

- Thơ mới sáng tác hiện giờ có diễn ngâm được  không?

- Nói đến ngâm thơ, nhiều người liền nghĩ ngay đến thơ "tiền chiến", còn thơ sáng tác bây giờ thì chỉ có... tác giả tự đọc nỗi mà thôi! Lẽ dĩ nhiên, tác giả tự đọc thơ mình vẫn có cái hay riêng, vì mình viết mình hiểu mình đọc. Nhưng đâu phải nhà thơ nào cũng có chất giọng chinh phục khán giả, đặc biệt là các nhà thơ miền Nam thì... Ngoài sách báo, các tác phẩm thơ còn được chuyển tải đến người yêu thơ bằng "nghe nhìn", tức là diễn ngâm diễn đọc. Thơ bây giờ, trừ những bài quá "trừu tượng", "hủ nút" còn phần lớn đều có thể diễn ngâm diễn đọc được cả. Không nên có quan niệm cho rằng: thơ dở mà ngâm thì cũng thấy hay! Khi bài thơ được thể hiện thì nghệ sĩ biểu diễn phải có trách nhiệm với tác phẩm mình trình bày. Nếu thơ ta dở, nghe ngâm lại thấy hay hơn thì nên có lời khen, cám ơn nghệ sĩ ngâm thơ đã góp phần nâng tác phẩm của ta lên. Nhưng không vì được ngâm mà bài thơ dở lại thành hay, giống như thơ chưa hay mà in thành sách thật đẹp, bìa mạ vàng thì vẫn "hoàn mèo" mà thôi!

Được biết Người Viễn Xứ đang có kế hoạch đổi mới giao diện và mở thêm nhiều tiết mục mới trên website, trong đó đặc biệt có mục “Tiếng Thơ” sẽ đưa lên mạng những bài thơ hay, nổi tiếng được các nghệ sĩ ngâm thơ tên tuổi trong và ngoài nuớc trình bày. Hi vọng tiết mục đầy ắp vần điệu này sẽ giúp những Việt người xa xứ vơi đi phần nào nỗi nhớ quê nhà.

nguồn

http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/vanngheviet/2004/02/51754/

Tốt nhất là bạn nên kiếm mấy audio ngâm thơ của các NS Hồng Vân, Tô Kiều Ngân... trên internet có rất nhiều (đa số là các bài thơ tiền chiến rồì nghe và thổi sáo phụ họa theo thôi: http://edu.net.vn/forums/t/59377.aspx

NGÂM THƠ

   Mời Click vào tên bài thơ

 

HAI SẮC HOA TIGÔN             Xem thơ

  TTKH  Lý Bạch Huệ ngâm

SAU PHÚT BIỆT LY               Xem thơ

  NGÂN GIANG . Hoài Anh ngâm

KHÓI TRẮNG                         Xem thơ

  KIÊN GIANG. Kim Lệ ngâm

TÂM TRẠNG MỘT ĐÊM MƯA Xem thơ

  NGÂN GIANG. Kim Lệ ngâm

QUÊ HƯƠNG                         Xem thơ

  TẾ HANH. Ngọc Mai ngâm

ĐÂY THÔN VỸ DẠ                  Xem thơ

  HÀN MẶC TỬ. Yến Linh ngâm

BÀI THƠ THỨ NHẤT               Xem thơ

  TTKH  .  Ngọc Mai ngâm

LY TAO                                 Xem thơ

  BÙI GIÁNG Tạ Nghi Lễ ngâm

MÀU TÍM HOA SIM                Xem thơ

  HỮU LOAN. Yến Linh ngâm

NGẬM NGÙI                           Xem thơ

  HUY CẬN. Hồng Vân ngâm

- MUÔN TRÙNG                        Xem thơ

  HỒ DZẾNH     Thuý Ngân ngâm

- TIỀN VÀ LÁ                            Xem thơ

  KIÊN GIANG   Thuý Ngân  ngâm

- HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM

 KIÊN GIANG    Lý Bạch Huệ ngâm

- LÁ DIÊU BÔNG                       Xem thơ

  HOÀNG CẦM      Mai Hiên ngâm

- NGÀY XƯA HÒANG THỊ          Xem thơ 

PHAM THIÊN THƯ. Đoàn Yến Linh ngâm

- NGƯỜI HÀNG XÓM                Xem thơ 

NGUYỄN BÍNH   Tạ Nghi Lễ ngâm

- ÁO TRẮNG

HUY CẬN,  Trần Thị Tuyết ngâm

- BÊN SÔNG ĐƯA KHÁCH

Thế Lữ    Kim Lệ ngâm

- CHIỀU CÁT BỤI

Ngân Giang  Tạ Nghi Lễ ngâm

CHÙA HƯƠNG

Nguyễn Nhược Pháp  Đài Trang ngâm

- ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ

Hàn Mặc Tư Tạ Nghi Lễ ngâm

- ĐẮNG VÀ NGỌT

Trang Thế Hy Đoàn Yên Linh ngâm

- ĐÓN GIAO THỪA

Huy Cận Linh Nhâm ngâm

- GHEN

Nguyễn Bính  Tạ Nghi Lễ ngâm

- MẮT NGƯỜI SƠN TÂY

Quang Dũng  Tạ Nghi Lễ ngâm

- CHIỀU

HỒ DZẾNH  Mai Hiên ngâm

- CHỢ TẾT

ĐOÀN VĂN CỪ   Kim Lệ ngâm

- CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ

VŨ HỮU ĐỊNH, Đoàn Yến Linh ngâm

- EM THỜI GIAN NGỪNG TAY

VŨ HỮU ĐỊNH Đoàn Yến Linh ngâm

- HỌC SINH

HUY CẬN Trần Thị Tuyết ngâm

- KHÔNG ĐỀ

QUANG DŨNG   Mai Hiên ngâm

- LƯỠI DAO TRE NGÀY CẮT RỐN

KIÊN GIANG  Minh Tiến ngâm

- MÒN MỎI

THANH TỊNH Huyền Trân,Thúy Vinh Ngâm

- QUADIMODO

TRỤ VŨ   Tạ Nghi Lễ ngâm

- TÌNH QUÊ

HÀN MẠC TỬ   Bảo Cường ngâm

- TRĂNG HÈ

ĐOÀN VĂN CỪ  Thu Thủy ngâm

- TƯƠNG TƯ

NGÂN GIANG  Bích ngọc ngâm

- XUÂN TƯỢNG TRƯNG

BÍCH KHÊ   Mai Hiên Ngâm

- CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG

HUY CẬN   Trần Thị Tuyết ngâm

- TỐNG BIỆT HÀNH

THÂM TÂM  Bảo Cường ngâm

- VỌNG TƯỞNG

NGÂN GIANG  Lý Ngọc ngâm

- XUÂN ĐÔI TA

HỒ DZẾNH  Lý Bạch Huệ ngâm

- CÔ GÁI XUÂN

ĐÔNG HỒ Lý Bạch Huệ ngâm

- CỔNG LÀNG

BÀNG BÁ LÂN   Mai Hiên  ngâm

- ĐÁM CƯỚI ĐẦU XUÂN

ĐOÀN VĂN CỪ   Đài Trang ngâm

- HÀNH PHƯƠNG NAM

NGUYỄN BÍNH   Đoàn Yến Linh ngâm

- MỘT MÙA ĐÔNG

LƯU TRỌNG LƯ Mai Hiên ngâm

- NẮNG MỚI

LƯU TRỌNG LƯ  Thúy Vinh ngâm

- NHỮNG PHÚT XAO LÒNG

THUẬN HỮU   Tạ Nghi Lễ ngâm

- QUÊ HƯƠNG

ĐỖ TRUNG QUÂN Hồng Vân ngâm

- BIỂN

XUÂN DIỆU  Đoàn Yến Linh ngâm

- LY BIỆT NGÀY NAY

CHẾ LAN VIÊN Đoàn Yến Linh ngâm

- NHỚ RỪNG

THẾ LỮ Mai Hiên ngâm

- XUÂN ĐẦU

XUÂN DIỆU Đoàn Yến Linh ngâm

- ĐÔI BỜ

QUANG DŨNG Mai Hiên ngâm

- MUA ÁO

ĐÔNG HỒ Kim Lệ ngâm

- MUÔN TRÙNG

HỒ DZẾNH Thúy Vinh ngâm

- NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG

TẾ HANH Trần Thị Tuyết ngâm

- TIẾNG SÁO THIÊN THAI

THẾ LỮ  Huyền Trân ngâm

- TÌNH ĐIÊN

LƯU TRỌNG LƯ Lý Bạch Huệ ngâm

- TRÒ CHUYỆN

BÙI GIÁNG Mai Hiên ngâm

- TRÀNG GIANG

HUY CẬN Tạ Nghi Lễ ngâm

- RƠM RẠ

HỒ THI CA Vân Khanh ngâm

- TƯƠNG TƯ

NGUYỄN BÍNH Huyền Trân ngâm

- CHỞ EM ĐI HỌC TRƯỜNG ĐÊM

NGUYỄN TẤT NHIÊN Hồng Vân ngâm

- CÒN CHI NỮA

LƯU TRỌNG LƯ  Thúy Vinh ngâm

- ĐÀ LẠT

PHƯƠNG ĐÀI  Mai Hiên ngâm

- XÂU KIM

CHẾ LAN VIÊN Thúy Vinh ngâm

- RẤT HUẾ

PHONG SƠN Hồng Vân ngâm

- TỰ HÁT

XUÂN QUỲNH Thi Nhân ngâm

- VU VƠ

TẾ HANH Tạ Nghi Lễ ngâm

Về thể lọai sáo Tao Đàn thì tui có biết một số quy tắc: rung, láy,vuốt, nốt... nếu bạn cần thì tui sẽ post. Về thể lọai này thì tui được 1 giảng viên trường nhạc Phương Nam góp ý đại để như sau "Sáo trúc ai cũng có thể thổi hay nhưng thể lọai này ko phải ai thổi cũng ra hơi"[:'(] => nghỉ chơi

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

auduong.taydoc:
xin nho ban foolagain post cho minh ban nhac tao dan va ban thoi cua ban de tap theo , cam on ban.

Vào đây sửa bài đi anh : http://www.vietnor.no/page.php?14

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

auduong.taydoc:
xin nho ban foolagain post cho minh ban nhac tao dan va ban thoi cua ban de tap theo , cam on ban.

trong damsan cũng có 2 bản sáo Tao đàn của NS Tô Kiều Ngân (cũng có ghi ký hiệu kỹ thuật, nhưng khác với ký hiệu trong sách), babie đã tập hợp trong 1 topic các bản nhạc.. (copy từ ttvnol.com) nhưng tui ko nhớ nó ở đâu. Bạn phải tìm thôi.

Còn thổi để làm mẫu à! Hổng dám.[:'(][:'(][:'(]

 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

em rất thích nghe sáo đệm ngâm thơ, nghe một số cụ thổi mà chịu không học nỗi

http://www.youtube.com/watch?v=t2hpM70Y68k&feature=related

Page 1 of 1 (14 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems