Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Bác hỏi MHM nhé, để đc chỉ dẫn tường tận hơn.
Theo tui thì hơi oán rất là da diết tình cảm, tình ly hương (của ng đi mở đất), tình nhớ nước (của ng Minh Hương), tình phẫn uất (của ng bị tù đày chèn ép) và của ng thiếu phụ mất chồng mất con trong chiến tranh.
Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!
[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]
CÁC LOẠI HƠI TRONG TÀI TỬ CẢI LƯƠNG
Có ba loạI hơi chủ yếu gồm: Hơi nam, hơi bắc và hơi oán ( chưa nói đến hơi quảng) Hơi là một loạI âm hưởng đặc biệt được cấu tạo bằng những điệu. Những điệu này có quan hệ gần gũi nhau hoặc khác xa. Trong hơi có trộn lẫn giữa hơi này vớI hơi khác. Nhưng hơi chủ yếu vẫn là hơi chính. Thí dụ: Trong hơi nam có ẩn chứa hơi bắc và ngược lại. Thế thì chúng ta đều biết hơi lớn hơn điệu vì điệu nằm trong hơi. A> HƠI NAM: Hơi Nam đã có từ lâu đờI và có thể có trước hơn hai loạI hơi bắc và oán. LoạI hơi này có tính chất thờ cúng, mãi cho đến bây giờ ta vẫn thấy hơi Nam chiếm lĩnh vai trò chủ yếu trong lễ nhạc như cầu đảo, tế thần linh, cầu hồn đưa ma và các loạI nhạc thờ cúng khác… Ở nông thôn, vẫn còn được nghe hơi Nam trong các đám đưa ma hoặc thờ cúng. Trong hát văn (Chầu văn) có hơi nam rất rõ. Trong các cuộc lễ kỳ yên (Cúng đình) âm nhạc dung trong các nghi thức tế lễ đều thuộc về hơi nam. Trong hơi Nam còn chia ra ba loạI chủ yếu: Nam Ai, Nam Xuân, Nam Đảo. Trong thuật ngữ hơi nam, hơi bắc, hơi oán, nếu bỏ đi chữ đầu thì chữ sau có nghĩa tương đương vớI khúc thức (Bài bản). Thí dụ đờn nam hoặc ca nam có nghĩa là đờn và ca bài bản nam. Đờn oán: đàn một bài bản oán… Đặc biệt trong hơi Nam, hơi Đảo có những chữ dứt câu nằm trong năm cung nên ngườI ta còn gọI là Đảo Ngũ Cung. Có ngườI cho là Đảo thuộc hệ bài Bắc vì giai điệu của nó rất gần vớI bản bắc. Sự nhận xét bày có lý do: về ân hưởng, Đảo vẫn có thể dựa vào năm cung để phát triển nhưng về thể loạI ngũ cung nên xếp vào loạI Nam. Thể loạI Nam có những cấu tạo đặc biệt về mặt hình thức và quyết định nộI dung chủ yếu. CuốI bài đảo có hai câu “song cước” chuyển sang hơi hò ba. Hai câu này hủy bỏ hơi Nam Đảo và tạo ra một âm điệu rất mớI mẻ. Hai câu Song Cước do Chín Chiêu và Sáu Thoan ở Cần Đước (Chợ Lớn) sang tạo. Hơi Nam mang tính chất trang nghiệm và đồng thờI được phân chia thành một số hơi cụ thể như: hơi Xuân, hơi Ai, hơi Đảo: *Hơi Xuân: Sảng khoái, nghiêm trang, nhẹ nhàng, có ngườI cho là TIÊN PHONG ĐẠO CỐT. *Hơi Ai: Buồn, ảo não, tôn nghiêm. *Hơi Đảo: Tôn nghiêm, hùng mạnh, khẳng định. B> HƠI BẮC: Hơi Bắc cũng là loạI hơi nằm trong thể nhạc thờ cúng như bùa chú, lên đồng, sai bảo, hát văn, cúng tế … ở Nam Bộ, hơi Bắc nàm trong thể nhạc lễ, hệ thống 6 bài bắc nhỏ, thập thủ liên hoàn và các bài bản nhỏ mà sân khấu cảI lương hiện nay thường dùng Bảy bản Bắc lớn trong nhạc lễ còn gọI là 7 bài cò. Bảy bài này mang hơi nhạc rất rõ. TạI sao lạI gọI là hơi nhạc? Vì nó là một loạI nhạc dung để tế lễ, là một loạI âm hưởng có tính chất suy tôn, chiêm ngưỡng và trang nghiêm. Hơi Bắc còn nằm trong 6 bài Bắc của âm nhạc tài tử, 8 bài ngự… cùng những bài dân ca được tài tử hóa và một số bài bản nhỏ khác. Hơi Bắc là loạI hơi quan trọng trong nền nhạc giáo phường, nhã nhạc và nhạc tài tử. Ở miền Bắc, loạI hơi này được nghe rất nhiều trong nhạc ả đào, trong hát văn, quan họ… Trong các thể loạI khúc thức truyền thống Việt Nam, nếu không có hơi bắc thì nền nhạc hầu như mất hẳn đi một đặc điểm có tính chất gắn chặt lạI các điệu thức khác để hình thành một điệu thức tổng hợp tiêu biểu cho dân tộc. Ở Nam Bộ, hơi Bắc là loạI hơi trụ cột trong âm nhạc tài tử, nhưng trong dân ca Nam Bộ, nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các loạI điệu thức khác. Các điệu Lý như: Lý Con Sáo, Lý Ngựa Ô, Lý Dao Duyên… đều dung hơi Bắc để phát triển. Bảy bài Bắc lớn gây một không khí hào hung và trang nghiêm nhưng không có nét buồn, ngườI ta xếp nó vào loạI hơi nhạc. Hơi Bắc: Vui, Khỏe, Nhộn Nhịp. C> HƠI OÁN: Hơi oán là một loạI hơi tích tụ lạI nhiều nỗI tâm tư con ngườI trong bốI cảnh lịch sử đặc biệt. Có ngườI bảo “Anh đờn oán nghe đi”, câu này có ý nghĩa là bảo anh 1 trong 6 bài oán: Tứ ĐạI Oán, Phụng Cầu, Giang Nam, Phụng Hoàng, Văn Thiên Tường, Bình Sa Lạc Nhạn. Chúng ta thấy có sự gần gũi nhau về nộI dung giữa hơi Nam (Ai) và hơi Oán. Hơi oán xuất xứ trong hoàn cảnh mà con ngườI lâm vào thế lưu vong, ly tán từ triều Tây Sơn đến nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Hơi oán thừa kế yếu tố bi ai, thương nhớ, than thở, hận hờn mà các thế hệ trước đã để lại. Hơi Oán: Ảo Não, Buồn Thảm, Xuất phát từ tình cảm của cuộc sống, khác cái buồn của Nam (Ai) xuất phát từ nhạc lễ. (Bài viết được tham khảo trong tài liệu dùng cho các đoàn cải lương)trich conhacvietnam.com
Biến tấu cho đàn t'rưng và dàn nhạc giao hưởng
06:03' 15/08/2006 (GMT+7)
Gs. Ts. NSND Quang Hải
Năm 2004 Gs Quang Hải đã viết Concerto cho t'rưng và dàn nhạc giao hưởng. Lần này, với Biến tấu cho đàn t'rưng và dàn nhạc giao hưởng, ông tiếp tục nghiên cứu để đàn t’rưng đi sâu hơn nữa vào các hơi của nhạc tài tử Nam Bộ. Ông muốn đàn t’rưng chơi 2 tay khác nhau, cởi bỏ thói quen ràng buộc lâu đời của kỹ thuật truyền thống, để có thể vừa đánh giai điệu vừa đánh phần đệm. Đồng thời ông thử nghiệm kỹ thuật trang điểm (appoggiatura - vorshlag) trong việc sử dụng đàn có cấu trúc theo hệ thống Bình quân luật (tempére) mà chơi được hơi Oán (đây là kỹ thuật luyến láy để “lừa gạt” lỗ tai người nghe). Nếu việc thử nghiệm này đạt kết quả, nó sẽ mở ra một khả năng mới: có thể dùng nhạc khí tempére (quốc tế) để chơi nhạc dân tộc (nhạc tài tử, đặc biệt là HƠI OÁN ) một cách thoải mái...Tác phẩm gồm phần mở đầu và chủ đề cùng 6 biến khúc. Mở đầu và chủ đề với giai điệu bài Lý lu là dân ca Nam bộ.
Biến tấu 1: Đàn t'rưng vừa độc tấu, vừa tự đệm lấy trên nền hòa âm của dàn dây và harpe. Sau đó kèn gỗ tăng thêm phần nền để nâng hơn nữa tiếng đàn t'rưng độc tấu. Tác giả vẫn lấy tựa biến tấu 1 bằng nguyên vẹn 2 câu thơ “Ai về Giồng Dứa qua truông. Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em...”
Biến tấu 2: Quê hương giàu lòng mến khách. Phát triển từ ý thơ tiêu đề của biến tấu 1, giai điệu dàn nhạc trở nên trong sáng, duyên dáng và nhiệt tình. Rồi tiếp đến, đàn t'rưng thánh thót hòa lẫn trong cao trào nồng ấm của tình thương.
Biến tấu 3: Ngày hội. Cấu trúc của biến tấu này được chia thành 3 đoạn. Đoạn A: tác giả miêu tả cảnh một ngày hội tưng bừng, âm nhạc vừa rộn ràng, sôi nổi với những khổ trống và chập chõa tiêu biểu của dân tộc. Đoạn B: là giai điệu của Lý lu là đươc biến đổi sang điệu thức trưởng với tiết tấu mở rộng, đàn t'rưng đi giai điệu bằng tay trái, tay phải vừa đệm vừa điểm theo giai điệu bằng những nốt cao chót vót. Ở đây tác giả có ý định cho người độc tấu phô diễn sự linh hoạt của đôi tay - vừa duyên dáng vừa thiện nghệ của một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đoạn A': tái hiện lại không khí lễ hội khi đàn t'rưng và dàn nhạc vừa đối thoại vừa nâng nhau dẫn đến một cao trào hoành tráng để kết thúc biến tấu.
Biến tấu 4: Đêm cúng chùa. Tác giả muốn đưa người nghe tới một đêm cúng rằm tại một ngôi chùa của quê hương Tiền Giang. Ngồi sân chùa, ánh trăng chiếu sáng như gương. Thiện nam tín nữ lớp quỳ, lớp đứng đông đúc từ trong đại điện ra đến cuối sân chùa. Sau hồi trống sấm và đại hồng chung, mõ lớn và chuông lớn trên đại điện làm hiệu. Cả tập thể thiện nam tín nữ bắt đầu "hợp tấu" bài Khai kinh kệ. Ở đây, thay mặt các nhà sư và thiện nam tín nữ, dàn nhạc giao hưởng và đàn t'rưng bắt đầu "tụng kinh" bằng các giai điệu của mình. Thoạt đầu, họ đi đồng âm, sau đó phát triển dần đến phức điệu 4 bè. Biến tấu này có cấu trúc 3 đoạn. Đoạn A: cả dàn nhạc và đàn t'rưng "tụng" theo hơi Bắc. Đoạn B: khi đã về khuya, họ lại "tụng" sang hơi Oán. Đến khi bình minh sắp ló dạng (đoạn A') thì cả dàn nhạc và đàn t'rưng chuyển sang hơi Bắc trong tiếng trống sấm và đại hồng chung để kết thúc biến tấu.
Biến tấu 5 : Tiếng chim tu hú. Giai điệu và hòa âm Lý lu là ở biến tấu này được tác giả trau chuốt lại với một vẻ đẹp vừa phù hợp với cảnh thiên nhiên quê hương, vừa mang đậm chất trữ tình sâu lắng. Thoạt đầu, đàn t'rưng độc tấu trên nền đệm của dàn dây pizzicato. Kế đó, dàn dây rộ lên giai điệu thì đàn t'rưng đáp lại với các hợp âm rải nhẹ. Khi bè trầm của dàn nhạc gồm dây, gỗ và đồng vang lên phần giai điệu thì bè cao của khối còn lại đối tỷ bằng các hợp âm rải. Lúc này đàn t'rưng bắt đầu nhại tiếng chim tu hú, tiếp đến trong buồng có tiếng clarinette hưởng ứng. Nhạc càng to thì ở phía sau thính giả lại có tiếng trompette vang lên tiếng tu hú. Rồi cả dàn nhạc trên sân khấu, trong buồng cũng như phía sau khán giả lại rộ lên tiếng chim tu hú. Sau 30 giây tiếng chim nhộn nhịp sôi động, giai điệu Lý lu là trở lại sâu lắng, thánh thót hơn trong tiếng trémolo êm dịu, ngọt ngào của đàn t'rưng trên nền pizzicato của dây có điểm hợp âm rải của đàn harpe. Dàn dây lại nối tiếp giai điệu, đưa nó từ trên cao tít xuống thấp dần như đi vào cõi hư vô. Trong lúc đó, văng vẳng từ xa, tiếng tu hú vọng lại thưa thớt. Âm nhạc nhỏ dần, xa xa vẳng lại vài tiếng chim rời rạc. Một mùa chim tu hú - một quá khứ sinh động và thơ mộng vẫn còn lưu lại trong ký ức của mọi người đã từng sống qua ở quê hương.
Biến tấu 6: Quê hương quật khởi. Ở đây có đoạn nhạc mở đầu với tiếng kèn rộn rã của một bài hành khúc hùng tráng. Giai điệu Lý lu là đã được biến đổi thành giai điệu của một hành khúc hùng hồn và dũng mãnh. Đàn t'rưng lần thứ nhất được nổi lên ở giọng Sol trưởng bằng một giai điệu có trang điểm với tiết tấu móc ba (triolet). Sau đó dàn nhạc lại rộ lên tiếng kèn hành khúc chuyển điệu sang Đô trưởng. Đàn t'rưng lại nổi lên, vừa đi giai điệu vừa tự đệm ở điệu thức Đô trưởng. Rồi dàn nhạc chuyển về Sol trưởng bằng những tiếng kèn hành khúc và tiến lên cao trào toàn dàn nhạc. Ở đoạn cuối cao trào kết thúc tác phẩm, đàn t'rưng lại phô diễn kỹ thuật vuốt (glissando) lên và xuống.Với 6 biến tấu này, tác giả mong muốn một lần nữa đẩy mạnh một bước trong việc nâng cao nghệ thuật diễn tấu đàn t'rưng, góp phần đưa đàn t'rưng vượt lên giao lưu với trong nước và quốc tế. Đàn t'rưng ngày nay quả thực xứng đáng để hội nhập vào cộng đồng nhạc khí dân tộc Việt Nam.
Nguồn : Đan Vi - Giaidieuxanh .com.vn
Cổ nhạc Việt Nam
Nguồn : Thanh Diệp – vantuyen.net
Trong điệu thức thông dụng của miền Trung , âm bậc III cao hơn nốt Fa bình, nhưng thấp hơn Fa thăng một chút; âm bậc V cao hơn hốt Si giáng nhưng thấp hơn nốt Si bình một chút.
Ngược lại với miền Trung, về phong thổ địa lý và con người, miền Nam được nhiều ưu đãi hơn. Người miền Nam đón nhận dễ dàng cả những điệu Bắc để có cho mình điệu Nam Xuân và cả điệu thức buồn ảnh hưởng Chiêm Thành của người miền Trung để có được điệu thức Oán đặc thù cho âm nhạc Nam bộ.
Điệu Nam, hơi Ai mang đặc điểm là bậc Xang (bậc III, nốt Fa) rung và luyến lên còn bậc Phàn (bậc V, nốt Si giáng) rung. Bậc i (bậc II, nốt Mi thấp hơn nốt Mi giáng thông thường một chút)
Trong điệu Nam, hơi Oán, bậc i (bậc II, nốt Mi hơi non hơn nốt Mi bình thông thường một chút), bậc Oan (bậc V, nốt Si hơi non hơn nốt Si bình thông thường một chút). Điệu Oán mang đặc điểm gần giống điệu Ai, nhưng đậm chất buồn hơn, mang tính oán thán.
Nguồn :Nguyễn Bách - Trích từ Giai Điệu Xanh
Đi sâu phân tích điệu Nam của thang âm ngủ cung và các sắc thái tình cảm tế nhị và tinh vi của nó là hơi xuân, hơi ai, hơi oán của nhạc cổ điển và dân gian Việt miền Trung, miền Nam, nhà nhạc học đã phát hiện rằng nhạc truyền thống Chăm cũng có thang âm điệu thức và các hơi nhạc tương tự :
Thương âm ngũ cung - Điệu Nam hơi ai ( Chăm và Việt : Hò - Xự (già) - Xang (non) -Xê - Cống - Liu - Ú (già)
Thương âm ngũ cung - Điệu Nam hơi oán ( Chăm và Việt : Hò - Xự (non) - Xang (già) -Xê - Cống (non) - Liu - Ú (non)
Cách nay hơn 40 năm, trong một bài báo in trên tạp chí Bách Khoa, nhạc sư Trần Văn Khê đã có một đúc kết giàu ấn tượng và hình tượng: "Nhạc Việt đã nhuộm màu Chàm". Có thể nói thêm : phương ngữ, địa danh, tín ngưỡng, phong tục, folklor Việt cũng đã nhuộm màu Chàm. Những hiện tượng văn hóa nghệ thuật so sánh trên đây chắc chắn không thể do ngẫu nhiên tình cờ mà có khi sự trùng hợp đã xảy ra nhiều lần trong đời sống tinh thần của hai sắc tộc. Rõ ràng là những bi kịch vô tình của lịch sử đã không cản ngăn được quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa lâu dài và sâu sắc, góp phần đưa đến những sáng tạo cổ điển và dân gian tốt đẹp từ người Chăm đến người Việt. Điều tốt đẹp ấy sẽ tồn tại mãi.
Theo Lê Văn Hảo (Paris)
Hu hu. Chú tân chơi ác quá. Cháu đọc xong loạn cả luôn. Mấy cái này còn khó hiểu hơn về thuyết không thể có nữa. Nó tương quan với nhau. Ai mún hiểu cầm cây bút chì đánh theo logic từ đầu tới cuối nhé. Gần giống nhau cả thôi. Rút gọn nội dung về nguồn gốc và kết cấu âm điệu của nó là tạm ổn
Bài đầu nói là hơi oán là gì?
Sau đó tôi sợ rằng có bạn nào hõi về sự phổ quát của nó đối với các cây đàn dân tôc Tây Nguyên và có ai phối không? nên mới có bài thứ 2
Rồi nốt của nó theo ngũ cung.?
Vậy nốt nhạc hiện đại của nó là gì?
Để đầy đủ và để tôn trọng tác giả tôi phải trích nguyên văn. Và mỗi bài tôi chỉ trích cái cốt lõi có 1/10 thôi đó bạn ạ.
Hơi Nam : mang tính chất trang nghiêm
Hơi Bắc: Vui, Khỏe, Nhộn Nhịp.
Hơi Oán: Ảo Não, Buồn Thảm,